Parallels Cloud Server 6.0

Similar documents
HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT PHẦN MỀM DIỆT VIRUS AVIRA

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PLESK PANEL

Cài đặt và cấu hình StarWind iscsi trên Windows. iscsi SAN là gì?

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG CẬP NHẬT CHỨNG THƯ SỐ HOTLINE:

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐẦU GHI H.264 DVR VISION VS (4CH - 8CH - 16CH)

Khối: Cao Đẳng nghề và Trung Cấp Năm 2009

Hướng dẫn cài đặt FPT

Tình huống 1: PPPoE với Username và Password

I. Hướng Dẫn Đăng Nhập:

HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG WINDOWS MOVIE MAKER

TÀI LIỆU THỰC HÀNH MÔN CƠ SỞ DỮ LIỆU NÂNG CAO

Internet Protocol. Bởi: Phạm Nguyễn Bảo Nguyên

Bộ môn HTMT&TT, Khoa Công Nghệ Thông Tin và TT, ĐH Cần Thơ

Tài liệu hướng dẫn: Stored Procedure

Bộ môn MMT&TT, Khoa Công Nghệ Thông Tin và TT, ĐH Cần Thơ

Chương 5. Network Layer. Phần 1 - Địa chỉ IPv4. Tài liệu : Forouzan, Data Communication and Networking

Chương 6. Transport Layer. Tài liệu : Forouzan, Data Communication and Networking

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ CDN

Nội dung chính của chương. Các công nghệ đĩa cứng Cấu tạo vật lý của đĩa cứng Cấu tạo logic của đĩa cứng Cài đặt đĩa cứng như thế nào?

Tạo Project với MPLAB

BELGIUM ONLINE APPOINTMENT

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊCH VỤ CDN

Giáo trình này được biên dịch theo sách hướng dẫn của Sun Light. Vì là hướng dẫn kỹ thuật, trong này những thuật ngữ kỹ thuật bằng tiếng Anh tôi chỉ

Tìm hiểu Group Policy Object và các ví dụ

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HOSTING PLESK PANEL

Online Appointment System will work better with below conditions/ Hệ thống đặt hẹn online sẽ hoạt động tốt hơn với điều kiện sau đây:

Chương 5. Network Layer 19/09/2016 1

HƢỚNG DẪN TRIỂN KHAI KASPERSKY - MOBILE DEVICE MANAGEMENT

BÀI TẬP THỰC HÀNH LẬP TRÌNH WINDOWS C#

BÀI 1: VBA LÀ GÌ? TẠO MACRO, ỨNG DỤNG CÁC HÀM TỰ TẠO (UDF), CÀI ĐẶT ADD-INS VBA là gì?

Bài Thực hành Asp.Net - Buổi 1 - Trang: 1

Dọn "rác" Windows 7 vào dịp cuối năm

GV: Phạm Đình Sắc or

HƯỚNG DẪN QUẢN TRỊ HỆ THỐNG

GIẢI THUẬT ĐỊNH TUYẾN (ROUTING ALGORITHM)

SIEMENS INDUSTRIAL NETWORKS

Tạo repository mới. The working tree. The staging index. Lệnh git init tạo một repository loại git. tại thư mục hiện tại: $ git init

Entity Framework (EF)

STACK và QUEUE. Lấy STACK

Cụ thể những công việc mà AndroidManifest.xml thực hiện: - Đặt tên cho Java package của ứng dụng.

SIMULATE AND CONTROL ROBOT

Chương 7. Application Layer. Tài liệu : Forouzan, Data Communication and Networking

Ôn tập Thiết bị mạng và truyền thông DH07TT - Lưu hành nội bộ (không sao chép dưới mọi hình thức)

BÀI LAB ĐỔI TÊN DOMAIN

LẬP TRÌNH WINDOWS FORM VỚI CÁC CONTROL NÂNG CAO (Các control trình bày dữ liệu dưới dạng danh sách)

Mạng máy tính - Computer Network: Hệ. Giao thức - Protocol:

CHƯƠNG 2: CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN (IDE)

BẢO MẬT TRONG SQL SERVER

CẤU TRÚC DỮ LIỆU NÂNG CAO

MỤC LỤC. Giáo trình Thiết kế web Trang 1

Phần 2. SỬ DỤNG POWERPOINT ĐỂ CHUẨN BỊ NỘI DUNG TRÌNH BÀY

dụng một chính sách, điều này giúp dễ dàng quản lý và cung cấp tính năng Load Balancing (cân bằng tải) phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức.

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ GV: NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

Bài 10. Cấu trúc liên nối. khác nhau được gọi là cấu trúc liên nối. nhu cầu trao đổi giữa các module.

BÀI 6 LÀM VIỆC VỚI THÀNH PHẦN MỞ RỘNG CỦA CSS3

LÂ P TRI NH WEB ASP.NET

BÀI GIẢNG CHƯƠNG 3 GIAO TIẾP KẾT NỐI SỐ LIỆU

TỔNG QUAN VỀ.NET VÀ C#

Khoa KH & KTMT Bộ môn Kỹ Thuật Máy Tính

ĐỌC, GHI XML VỚI C# TRONG ADO.NET --- SỬ DỤNG VISUAL STUDIO

Lab01: M V C Lưu ý: Để thực hành, các bạn phải cài Visual Studio 2013 trở lên mới hỗ trợ MVC5.

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG KASPERSKY SECURITY CENTER. Version

LAB IP SLA Bài 1. Bùi Quốc Kỳ ***

Qu n ả tr h ố g t p ậ tin

2.4. GIAO THỨC MQTT Các khái niệm cơ bản MQTT được phát triển bởi IBM và Eurotech, phiên bản mới nhất là MQTT 3.1 MQTT (Giao vận tầm xa) là

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS. Đỗ Đình Trang

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: AN NINH MẠNG

Nhấn nút New để tạo 1 biến mới Trang 17

KIẾN TRÚC MÁY TÍNH. Giảng viên: ThS. Phan Thanh Toàn. v

Bài tập lớn số 1. Giả lập bộ định thời

Lập trình chuyên nâng cao. Lập trình phân tán (Distributed computing

Câu 1. Thiết bị nào sau đây dùng để kết nối mạng? a)ram b)rom c)router d)cpu Câu 2. Hệ thống nhớ của máy tính bao gồm: a) Bộ nhớ trong, Bộ nhớ ngoài

B5: Time to coding. Tới thư mục src/example.java và thay đổi nội dung file như sau: Mã: package at.exam;

Môn Học: Cơ Sở Dữ Liệu 2. Chương 3 LẤY DỮ LIỆU TỪ NHIỀU NGUỒN

TÌM HIỂU WINDOWS SERVER UPDATE SERVICE TRONG WINDOWS SERVER 2008

Cấu hình Router FTTH ---X---

BÀI THỰC HÀNH SỐ 1. Quản trị tập tin: 1/ Tạo các thư mục sau: Bài tập thực hành linux Linuxlab. bt1 bt11 bt111. bt121. bt12. bh1 bh11 bh111.

Bài tập căn bản Visual Basic.Net Vòng lặp. txtn. txtketqua. btntinh. txtn. txtketqua. btntinh. Trang 1

Google Search Engine. 12/24/2014 Google Search Engine 1

MA NG MA Y TI NH (Computer Networks)

Mô hình dữ liệu quan hệ (Relational data model)

1 Bước 1: Test thử kit LaunchPad.

FCAPS. nhìn từ quan điểm ITIL. Công cụ ManageEngine và ứng dụng khung ITIL trong các tổ chức, doanh

SMS Live Hướng dẫn sử dụng

Kích hoạt phương thức xa (RMI- Remote Method Invocation )

Kỹ thuật thu nhỏ đối tượng trong Design (Layout)

NHẬP MÔN LẬP TRÌNH KHOA HỌC DỮ LIỆU. Bài 10: Thư viện Pandas (2)

Khối: Cao Đẳng nghề và Trung Cấp Năm 2009

LINQ TO SQL & ASP.NET

Cập nhật ResultSet trong JDBC

Các kiểu định địa chỉ họ MSC-51

Tröôøng Ñaïi Hoïc Baùch Khoa Tp.HCM LẬP TRÌNH MINICHAT. Bài giảng 3. Trang1. Khoa Khoa Học Và Kỹ Thuật Máy Tính

3 cách Backup Profile trong Windows 7

Đa ngôn ngữ (Internationalization) trong Servlet

PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DI ĐỘNG NÂNG CAO

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH MINDJET MIND MANAGER

Bài thực hành 1: Chỉ mục trong SQL Server

Tối ưu Server để tăng tốc website bằng mod_pagespeed

Bài 13: C++11. EE3490: Kỹ thuật lập trình HK1 2017/2018 TS. Đào Trung Kiên ĐH Bách khoa Hà Nội

BÀI 6a LẬP TRÌNH ĐA TUYẾN (MULTI THREAD)

Transcription:

Parallels Cloud Server 6.0 Hướng dẫn sử dụng nhanh 20 08-2013 1

CHƯƠNG 1 Tổng quan Parallels Cloud Server là giải pháp hạ tầng điện toán đám mây cho phép triển khai hệ thống công nghệ thông tin trên cụm các máy chủ vật lý. Với Parallels Cloud Server, bạn có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất tài nguyên máy chủ bằng công nghệ ảo hóa đồng thời đảm bảo độ tin cậy cho dữ liệu với cơ chế lưu trữ đám mây phân tán. Parallels Cloud Server được xây dựng dựa trên 3 thành tố: Parallels Cloud Storage tăng cường tính sẵn sàng và hiệu năng thực thi của máy chủ bằng phương thức lưu trữ phân tán. Dựa trên nguyên lý tận dụng phần không gian lưu trữ dư thừa trên các máy chủ hay các phần cứng đã lỗi thời từ đó phối kết hợp nhằm hình thành nên một hệ thống lưu trữ dạng cluster thay thế hệ thống SAN giá thành cao. Giải pháp loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mất mát dữ liệu do hư hỏng ổ cứng hoặc mô-đun quản lý RAID. Parallels Containers là nền tảng công nghệ ảo hóa hệ điều hành vượt trội với việc thiết lập nên một tiêu chuẩn mới trong lĩnh vực Hosting ở các khía cạnh tối đa hóa mật độ máy ảo, tính hiệu quả của chi phí đầu tư và hiệu suất ứng dụng. Parallels Hypervisors là công nghệ ảo hóa phần cứng hỗ trợ đa dạng mẫu hệ điều hành và tăng cường tính độc lập hệ thống. Parallels Cloud Server được cài đặt trực tiếp trên máy chủ và không cần thêm hệ điều hành để hoạt động. Parallels Cloud Server hỗ trợ việc quản lý và giảm sát toàn bộ hạ tầng thông qua các công cụ: Parallels Command-line interface (CLI): giao diện dòng lệnh cho phép quản lý cục bộ hoặc từ xa các máy ảo VM và Container Parallels Virtual Automation (PVA): là công cụ cho phép quản lý từ xa các máy chủ vật lý và máy ảo thông quan giao diện web trực quan 2

3

CHƯƠNG 2 Cài đặt Parallels Cloud Server 6.0 Yêu cầu phần cứng Metadata Servers Phần mềm: Parallels Cloud Server 6.0 Bộ nhớ RAM: 1 GB cho mỗi 100 TB dung lượng lưu trữ Dung lượng ổ cứng: tối thiểu 10 GB Mạng: tối thiểu 1 cạc mạng Ethernet 1 Gb và địa chỉ IP tĩnh Chunk Servers Phần mềm: Parallels Cloud Server 6.0 Bộ nhớ RAM: tối thiểu 1 GB Dung lượng ổ cứng: tùy vào nhu cầu sử dụng không gian lưu trữ đám mây Mạng: tối thiểu 1 cạc mạng Ethernet 1 Gb và địa chỉ IP tĩnh Clients Phần mềm: Parallels Cloud Server 6.0 Bộ nhớ: tùy vào nhu cầu tạo máy ảo Mạng: tối thiểu 1 cạc mạng Ethernet 1 Gb và địa chỉ IP tĩnh 4

Cài đặt Parallels Cloud Server 1. Cấu hình máy chủ khởi động từ ổ đĩa DVD 2. Ở màn hình, chọn Install or upgrade an existing system Nhấn nút Tab và gõ từ expert Nhấn Enter để tiếp tục cài đặt 5

3. Chọn Next để tiếp tục cài đặt 6

4. Chọn Agree để tiếp tục 5. Chọn kiểu bàn phím tương ứng 7

6. Đặt tên cho máy chủ trong khung Hostname Nhấn nút Configure Network để tiến hành cấu hình mạng 7. Thiết lập địa chỉ IP cho từng cạc mạng. Mặc định, Parallels Cloud Server sẽ sử dụng cạc eth0 cho mạng lưu trữ 8

8. Chọn Parallels Cloud Storage để kích hoạt việc sử dụng tính năng lưu trữ đám mây 9. Nếu bạn chọn Parallels Cloud Storage thì bạn sẽ có 2 tùy chọn: a. Join an existing Parallels Cloud Storage: tùy chọn này dùng để kết nối một máy chủ vào hệ thống lưu trữ đám mây sẵn có. Điều này có nghĩa là bạn phải có sẵn ít nhất một hệ thống lưu trữ đám mây và bạn muốn cấu hình máy chủ trở thành một phần của hệ thống này. b. Create a new Parallels Cloud Storage: tùy chọn này cho phép bạn khởi tạo mới một hệ thống lưu trữ đám mây Lưu ý: đối với máy chủ đầu tiên trong hệ thống ta sẽ tiến hành chọn Create a new Parallels Cloud Storage. Còn đối với các máy chủ tiếp theo thì ta sẽ chọn Join an existing Parallels Cloud Storage 9

10. Nếu bạn chọn Create a new Parallels Cloud Storage thì màn hình sau đây sẽ xuất hiện: 10

Cluster name: đặt tên cho hệ thống lưu trữ đám mây. Lưu ý tên này phải là duy nhất và không được trùng với các hệ thống khác trên cùng hệ thống mạng. Tên hệ thống lưu trữ có thể bao gồm các ký tự a-z, A-Z, 0-9, dấu -, dấu _ và không được quá 63 ký tự Security Settings: nhấn nút này và nhập mật khẩu dùng để xác thực cho việc kết nối vào hệ thống lưu trữ đám mây 11. Nhập mã bản quyền bao gồm: a. Parallels Cloud Server: bản quyền cho phép tạo máy ảo b. Parallels Cloud Storage: bản quyền cho phép sử dụng hệ thống lưu trữ đám mây 11

12. Thiết lập vùng địa lý 13. Nhập mật khẩu tài khoản quản trị máy chủ 12

14. Chọn Create Custom Layout để thiết lập các phân vùng lưu trữ Đối với việc sử dụng hệ thống lưu trữ đám mây Parallels Cloud Server bạn cần tạo các phân vùng như sau: Phân vùng Mô tả /boot Chứa các tập tin khởi động của hệ thống Parallels Cloud Server. Nên đặt tối thiểu 500 MB / Chứa các tập tin cấu hình của hệ thống Parallels Cloud Server. Nên đặt tối thiểu 50 GB /vz Chứa các template hệ điều hành và ứng dụng. Nên đặt tối thiểu 40 GB Swap Phân vùng trao đổi của hệ điều hành linux. Thường thiết lập với giá trị gấp đôi dung lượng RAM hiện có /pstorage/<cluster_name>-cs Phân vùng tham gia vào hệ thống lưu trữ đám mây Parallels Cloud Storage. 13

15. Tại màn hình này bạn sẽ được yêu cầu cài đặt ứng dụng quản lý Parallels Virtual Automation (PVA). Nên bỏ chọn bước này vì tiến trình cài đặt PVA Agent và PVA Management Node mất khá nhiều thời gian và yêu cầu đường truyền Internet tốc độ cao. Bạn có thể cài đặt 2 thành phần này sau 14

16. Tại bước này, hệ thống sẽ xác định phân vùng cài đặt boot loader. Bạn chỉ cần nhấn Next để tiếp tục 17. Chọn Full để tiến hành cài đặt đầy đủ các thành phần liên quan bao gồm các tính năng Highly Availability, Virtual Machine, Container 15

18. Tiến trình cài đặt sẽ được thực hiện trong khoảng từ 15 20 phút. Tại màn hình Congratulations, nhấn nút Reboot để khởi động lại máy chủ và khởi động vào Parallels Cloud Server. Hoàn tất quá trình cài đặt Cài đặt Parallels Virtual Automation PVA Management Server là máy chủ (vật lý hoặc ảo hóa) quản lý toàn bộ hạ tầng Parallels Cloud Server bao gồm các tác vụ quản lý, giám sát, bảo trì PVA Management Server cung cấp một giao diện web trực quan gọi là Control Center dành cho quản trị viên. PVA Agent là một chương trình được cài đặt trên tất cả các máy chủ thuộc hệ thống Parallels Cloud Server cho phép giao tiếp và nhận lệnh điều khiển từ PVA Management Server Parallels Power Panel là công cụ cho phép người dùng cuối tự quản lý máy chủ ảo của họ 16

Cài đặt PVA Management Node 1. Truy cập SSH vào Server và tạo VPS Container bằng lệnh vzctl create 50 --ostemplate centos-6-x86_64 --hostname <tên_container> 2. Thiết lập các thông số RAM, HDD, IP cho Container vzctl set 50 --save --diskspace <dung_lượng_ổ_cứng> --ram <dung_lượng_ram> -- ipadd <địa_chỉ_ip> --offline_management no --nameserver <địa_chỉ_dns> --user root:'<mật_khẩu_tài_khoản_quản_trị>' 3. Khởi động Container vzctl start <ID_của_container> 4. Truy cập SSH vào container vừa tạo và tiến hành tải gói cài đặt PVA Management tại đường dẫn http://kb.parallels.com/en/112297 17

5. Giải nén gói cài đặt vừa tải bằng lệnh 6. Tiến hành cài đặt gói PVA Management 7. Sau khi cài đặt thành công bạn có thể truy cập vào giao diện quản lý Parallels Cloud Server bằng đường dẫn: https://<địa_chỉ_ip_của_pva_management>:4648 18

Cài đặt PVA Agent 1. Truy cập SSH vào các Node thuộc hệ thống Parallels Cloud Server và tải về gói cài đặt PVA Agent tại http://kb.parallels.com/en/112297 2. Giải nén gói cài đặt vừa tải 3. Tiến hành cài đặt gói PVA Agent 19

CHƯƠNG 3 Quản trị cơ bản Parallels Cloud Server 6.0 Kết nối hệ thống PCS vào PVA 1. Đăng nhập vào PVA và tiến hành thêm một node mới bằng cách nhấn nút New Hardware Node 2. Nhập thông tin tài khoản quản trị bao gồm tên đăng nhập và mật khẩu để kết nối đến máy chủ thuộc hệ thống PCS. Sau đó nhấn nút Register để hoàn tất 20

Quản lý bản quyền Parallels Cloud Server 1. Trong PVA, di chuyển đến mục Setup Licensing nhất nút Install License Key để tiến hành thêm mã bản quyền cho các Hardware Node thuộc PCS 2. Tại màn hình Enter Product Key, nhập mã bản quyền có dạng XXXXXX- XXXXXX - XXXXXX - XXXXXX - XXXXXX và nhấn Next để tiếp tục 3. Trong phần Hardware Node chỉ định máy chủ vật lý sẽ áp dụng mã bản quyền vừa nhập Nhấn nút Install để cài đặt mã bản quyền 21

Khởi tạo máy ảo dạng Container 1. Tại màn hình chính của PVA, nhấn nút New Virtual Environment 2. Tại màn hình kế tiếp bạn cần lựa chọn các thiết lập: Virtualization Technology Selection: lựa chọn Parallels Virtuozzo Container Hardware Node Selection Specify a Platform: lựa chọn nền tảng để từ đó hệ thống sẽ tự động lựa chọn Node chứa máy ảo Select Node: lựa chọn Node sẽ chứa máy ảo Virtual Environment Configuration Number of Virtual Environments: nhập số lượng máy ảo cần khởi tạo Virtual Environment Template: lựa chọn bản mẫu cấu hình đã được định sẵn 22

3. Tại màn hình Setup, thiết lập các tùy chọn như sau General Configuration Name: đặt tên cho máy ảo Description: điền thông tin mô tả về chức năng của máy ảo OS Template/Version: lựa chọn phiên bản hệ điều hành cần cài đặt từ danh sách Administrative Password: nhập mật khẩu của tài khoản quản trị máy ảo 4. Tại màn hình Network Configuration: Global Network Hostname: đặt tên cho máy ảo DNS Server IP Address: nhập địa chỉ IP của máy chủ DNS Routed Network: lựa chọn nếu bạn muốn thiết lập chế độ kết nối mạng dạng routing IP: điền địa chỉ IP của máy ảo Bridged Network: lựa chọn nếu bạn muốn thiết lập chế độ kết nối mạng dạng bridging Connect to: lựa chọn mạng ảo (virtual network) kết nối tới MAC Address: nhập địa chỉ MAC cho cạc mạng Get IP Addess by: đánh dấu kiểm nếu bạn muốn nhận IP từ máy chủ DHCP IP Address / Subnet Mask: điền địa chỉ IP và lớp mạng Default Gateway: nhập địa chỉ IP của máy chủ đóng vai trò làm gateway 23

5. Tại màn hình Resources Customization: thiết lập các thông số liên quan đến tài nguyên bao gồm CPU, RAM, HDD 24

6. Tại bước Application Selection tiến hành lựa chọn các ứng dụng cần cài đặt cho máy ảo từ danh sách 7. Tại màn hình Review, hệ thống sẽ tóm tắt lại các thông tin sẽ cài đặt cho máy chủ ảo. Nhấn nút Create để bắt đầu tiến trình khởi tạo máy chủ container 25

Khởi tạo máy ảo dạng Virtual Machine 1. Tại màn hình chính của PVA, nhấn nút New Virtual Environment 2. Tại màn hình kế tiếp bạn cần lựa chọn các thiết lập: Virtualization Technology Selection: lựa chọn Parallels Server Virtual Machine Hardware Node Selection Specify a Platform: lựa chọn nền tảng để từ đó hệ thống sẽ tự động lựa chọn Node chứa máy ảo Select Node: lựa chọn Node sẽ chứa máy ảo Virtual Environment Configuration Number of Virtual Environments: nhập số lượng máy ảo cần khởi tạo Virtual Environment Template: lựa chọn bản mẫu cấu hình đã được định sẵn 26

3. Tại màn hình General Settings, thiết lập các tùy chọn như sau General Configuration Name: đặt tên cho máy ảo Description: điền thông tin mô tả về chức năng của máy ảo Guest Operation System: lựa chọn hệ điều hành cần cài đặt từ danh sách o Start the Virtual Machine after Creation: đánh dấu kiểm để khởi động máy ảo ngay khi tạo xong o Install the Guest Operating System After Start: đánh dấu kiểm để tiến hành cài đặt hệ điều hành Host System Integration o On Host Startup: chọn Start VM để cho phép máy ảo khởi động cùng máy chủ vật lý 27

4. Tại màn hình Express Windows Installation, tiến hành tạo tài khoản cho Windows và nhập mã bản quyền Lưu ý: Bước này chỉ xuất hiện nếu bạn chọn hệ điều hành cài đặt cho máy ảo là Windows Server 2003, Windows Server 2008, Windows XP, Windows Vista 5. Tại màn hình Hardware Settings, mục CD/DVD ROM bạn cần chỉ định đường dẫn đến đĩa cài đặt hệ điều hành. Tại đây bạn có 2 lựa chọn Physical Drive: sử dụng ổ đĩa CD/DVD của máy chủ vật lý Existing Image File: sử dụng tập tin ảnh ISO o Image File Location: chọn Local CD/DVD Image nếu tập tin ảnh ISO được đặt trên máy chủ vật lý 28

o Image Local Server Path: bấm vào Select chỉ định đường dẫn đến tập tin ISO 6. Tại màn hình Hardware Settings, bạn có thể qui định một số thông số cấu hình tài nguyên cơ bản cho máy ảo bao gồm CPU o Number of CPU(s): chỉ định số lượng CPU Core Operating Memory o Operating Memory: chỉ định dung lượng bộ nhớ RAM Hard Disk o Disk Size: chỉ định dung lượng ổ cứng Network Adapter o Routed: lựa chọn nếu bạn muốn thiết lập chế độ kết nối mạng dạng routing IP / Subnetmask: điền địa chỉ IP và lớp mạng của máy ảo DNS Server IP Address: điền địa chỉ IP của máy chủ DNS o Connect to Virtual Network: lựa chọn nếu bạn muốn thiết lập chế độ kết nối mạng dạng bridging Virtual Network: lựa chọn mạng ảo (virtual network) kết nối tới Adapter Type: lựa chọn loại cạc mạng Get IP Addess by: đánh dấu kiểm nếu bạn muốn nhận IP từ máy chủ DHCP IP Address / Subnet Mask: điền địa chỉ IP và lớp mạng Default Gateway: nhập địa chỉ IP của máy chủ đóng vai trò làm gateway DNS Server IP Address: điền địa chỉ IP của máy chủ DNS 29

7. Tại màn hình Review, hệ thống sẽ tóm tắt lại các thông tin sẽ cài đặt cho máy chủ ảo. Nhấn nút Create để bắt đầu tiến trình khởi tạo máy chủ virtual machine 30

Tổng quan thông tin máy chủ ảo Tại thẻ Sumary hiển thị tất cả các thông tin cơ bản liên quan đến máy chủ ảo bao gồm trạng thái vận hành, cấu hình phần cứng, tình hình tài nguyên sử dụng, các tác vụ quản trị Phần Status Status: hiện thị trạng thái hoạt động của máy ảo (Running, Stopped, Suspended ) Resource Alerts: hiển thị các cảnh báo liên quan đến việc sử dụng tài nguyên hệ thống Hardware Node: hiển thị thông tin máy chủ vật lý trực thuộc CPU Usage: hiển thị tình trạng tiêu thụ CPU Uptime: hiển thị tổng thời gian hoạt động liên tục của máy ảo Guest Tools: hiển thị trạng thái cài đặt công cụ Parallels Tools Phần General Settings Name: hiển thị tên của máy chủ ảo Location: hiển thị đường dẫn đến nơi lưu trữ máy ảo IP Address: hiển thị thông tin địa chỉ IP của máy ảo Guest Operting System: hiển thị hệ điều hành đang được cài đặt của máy ảo Origin Template: hiển thị thông tin mẩu template cấu hình 31

Phần Hardware Settings CPU: hiển thị thông tin CPU được cấp phát cho máy chủ ảo Operating Memory: hiển thị thông tin bộ nhớ RAM được cấp phát cho máy chủ ảo Video Memory: hiển thị bộ nhớ cạc màn hình được cấp phát cho máy chủ ảo Hard Disk: hiển thị thông tin dung lượng ổ cứng được cấp phát cho máy chủ ảo CD/DVD-RAM: hiển thị thông tin ổ CD/DVD Network Adapter: hiển thị thông tin cạc mạng được cấp phát cho máy chủ ảo Phần Screenshot Open Console: mở màn hình Console quản lý máy ảo (Yêu cầu máy tính có hỗ trợ Java) Refresh Screenshot: làm mới ảnh chụp màn hình của máy ảo Phần Task Mục Operate Start VM: khởi động máy ảo Stop VM: dừng máy ảo (tương đương với tiến trình shutdown) Restart VM: khởi động lại máy ảo Power off VM: tắt máy ảo (tương đương với việc ngắt nguồn điện) Suspend VM: tạm dừng máy ảo (tương đương với tiến trình đưa máy ảo vào trạng thái sleep) Pause VM: tạm dừng máy ảo (ở trạng thái này việc tiêu thụ CPU sẽ giảm đi nhưng các tài nguyên khác vẫn giữ nguyên) Mục Configure General Settings: cho phép chỉnh sửa các thiết lập chung của máy ảo Hardware Settings: cho phép chỉnh sửa các thông số tài nguyên phần cứng của máy ảo Password: cho phép thay đổi mật khẩu của tài khoản quản trị Mục Manage Open Console: mở màn hình Console quản lý máy ảo (Yêu cầu máy tính có hỗ trợ Java) Open Power Panel: mở công cụ quản lý máy ảo bằng giao diện web 32

Termical Login: mở màn hình kết nối SSH đến máy ảo (Yêu cầu máy tính có hỗ trợ Java) Backups: cho phép thực hiện các tác vụ sao lưu và khôi phục máy ảo Clone: cho phép nhân bản máy ảo Convert to template: cho phép chuyển đổi máy ảo thành các mẫu giúp cho việc khởi tạo máy chủ nhanh hơn Unregister: hủy đăng ký máy ảo ra khỏi máy chủ vật lý trực thuộc Power Panel Policies: quản lý các chính sách liên quan đến việc truy cập máy ảo từ Power Panel Delete: cho phép xóa máy ảo Mục Maintenance Resources Monitor: cho phép giám sát tình hình tiêu thụ tài nguyên của máy ảo Back Up: cho phép sao lưu máy ảo Reinstall: cho phép cài đặt lại hệ điều hành cho máy ảo Migrate: cho phép di chuyển máy ảo sang máy chủ vật lý khác Phần Resources CPU: hiển thị chi tiết thông tin CPU bao gồm % hiện đang tiêu thụ, % còn trống, tổng cộng Memory: hiển thị chi tiết thông tin RAM bao gồm % hiện đang tiêu thụ, dung lượng còn trống, dung lượng tổng cộng Disk: hiển thị chi tiết thông tin ổ cứng bao gồm dung lượng đang tiêu thụ, dung lượng còn trống, dung lượng tổng cộng Sao lưu máy ảo 1. Tại màn hình tổng quan máy ảo, nhấn nút Back Up trong phần Maintenance 2. Tại màn hình New Backup, thiết lập các thông số Backup Description: nhập thông tin mô tả cho bản sao lưu Backup Options o Backup Type: chọn kiểu sao lưu bao gồm Full, Incremental, Differental 33

o Compression Level: chọn mức độ nén tập tin sao lưu bao gồm None, Normal, High, Maximum o Backup Node: chọn máy chủ chứa tập tin sao lưu o Number of full backups to keep: qui định số lượng tập tin sao lưu dạng full cần duy trì Exclude: chỉ định đường dẫn đến các tập tin/thư mục không cần sao lưu Include: chỉ định đường dẫn đến các tập tin/thư mục cần sao lưu Backup Start o Immediately: thực hiện tiến trình sao lưu ngay lập tức o At the following time: chỉ định ngày giờ thực thi tiến trình sao lưu 34

Lập lịch sao lưu định kỳ 1. Trong PVA, di chuyển đến mục Management Scheduler nhất nút New Task 2. Trong phần Select Action, chọn mục Back up Virtual Environments 3. Tại trang Back Up Virtual Environments, thiết lập các tùy chọn Task Configuration o Title: đặt tên cho tác vụ lập lịch o Enable: đánh dấu kiểm để kích hoạt tác vụ này o Description: điền thông tin mô tả tác vụ lập lịch First Run o Time: giờ thực thi tác vụ lần đầu tiên o Date: ngày thực thi tác vụ lần đầu tiên Recurrence Pattern o Run once: lập lịch chỉ chạy tác vụ một lần o Daily: lập lịch chạy tác vụ hàng ngày o Weekly: lập lịch chạy tác vụ hàng tuần 35

Virtual Environments to back up o Choose individual VEs: chỉ định từng máy ảo cần sao lưu o Choose a Node to back up all its VEs : chỉ định máy chủ vật lý mà tất cả các máy ảo sẽ được sao lưu Backup Options o Backup Type: chọn kiểu sao lưu bao gồm Full, Incremental, Differental o Compression Level: chọn mức độ nén tập tin sao lưu bao gồm None, Normal, High, Maximum o Backup Node: chọn máy chủ chứa tập tin sao lưu o Number of full backups to keep: qui định số lượng tập tin sao lưu dạng full cần duy trì Exclude From Backup of Containers (chỉ áp dụng cho máy ảo dạng Container) o Exclude hidden files: đánh dấu kiểm nếu bạn muốn loại trừ việc sao lưu các tập tin ẩn o Exclude system files: đánh dấu kiểm nếu bạn muốn loại trừ việc sao lưu các tập tin hệ thống o Specify the paths to exclude from the backup process: chỉ định đường dẫn đến các tập tin/thư mục không cần sao lưu Include in Backup of Containers (chỉ áp dụng cho máy ảo dạng Container) o Specify the paths to be backed up or leave the field empty to back up the whole Container: chỉ định đường dẫn đến các tập tin/thư mục cần sao lưu nếu bạn để trống thì sẽ sao lưu toàn bộ Nhấn nút Save để hoàn tất Khôi phục máy ảo 1. Tại trang chính của PVA, nhấn vào máy chủ Hardware Node chọn thẻ Backup 36

2. Chọn tập tin sao lưu cần khôi phục và nhấn nút Restore Virtual Environment 3. Nhấn nút Restore để bắt đầu tiến trình khôi phục Nhân bản máy ảo 1. Tại màn hình tổng quan của máy ảo cần nhân bản, nhấn nút Clone trong phần Manage 2. Tại trang General Settings, nhập tên máy ảo được nhân bản Nhấn nút Customize để điều chỉnh thông số tài nguyên phần cứng (nếu cần) 37

3. Tại trang Hardware Settings, tiến hành tùy chỉnh cấu hình phần cứng của máy ảo được nhân bản. Sau đó nhấn nút Clone để tiến trình nhân bản được thực thi Chuyển đổi máy ảo thành Template 1. Tại màn hình tổng quan của máy ảo cần chuyển đổi, nhấn nút Convert to template trong phần Manage 2. Tại màn hình Convert to Template lựa chọn các thiết lập và nhấn nút Convert để tiến trình chuyển đổi được thực thi Convert VM to Library Template: chuyển đổi máy ảo thành template và lưu tại phần Library của PVA. Điều này cho phép các Hardware Node khác trong cùng PVA có thể sử dụng template này Convert VM to Local Template: chuyển đổi máy ảo thành template và lưu cục bộ tại chính Hardware Node 38

Di chuyển máy ảo giữa các Hardware Node 1. Tại màn hình tổng quan của máy ảo cần di chuyển, nhấn nút Migrate trong phần Maintenance 2. Tại trang Migrate Virtual Machine(s) Migration From HN o To Hardware Node: chọn máy chủ đích cần chuyển máy ảo đến Running VM Migration o Pause VM for short time during migration (Hot): tạm dừng hoạt động VM trong một thời gian ngắn. o Pause VM (Warm Migration): tạm dừng hoạt động VM trước khi di chuyển o Stop VM (Cold Migration): tắt VM trước khi di chuyển Post-migration Actions o Resume VM: chạy lại VM sau khi đã di chuyển 39

Nhấn nút Migrate để bắt đầu tiến trình di chuyển Giám sát tài nguyên tiêu thụ của máy ảo 1. Tại màn hình tổng quan của máy ảo, nhấn nút Resources Monitor trong phần Maintenance 2. Tại đây bạn có thể theo dõi biểu đồ tình hình sử dụng tài nguyên Select Graph o CPU, Disk and Memory Usage: xem đồ thị tình hình tiêu thụ CPU, ổ đĩa và bộ nhớ RAM o Disk I/O Usage: xem đồ thị băng thông truy cập ổ cứng o Traffic Usage; xem đồ thị lưu lượng mạng ra vào Graph Period: chỉ định khoảng thời gian thống kê tình hình sử dụng tài nguyên Operations o Export Data: xuất bản báo cáo thống kê tình hình sử dụng tài nguyên ra tập tin CSV 40

41

CHƯƠNG 4 Quản trị cơ bản Parallels Cloud Storage Quản lý bản quyền Parallels Cloud Storage 1. Truy cập SSH vào máy chủ Hardware Node bất kỳ thuộc hệ thống Parallels Cloud Server. Gõ lệnh cài đặt bản quyền theo cú pháp pstorage c <cluster_name> load-license p <mã_bản_quyền> 2. Để xem thông tin mã bản quyền hiện tại, gõ lệnh theo cú pháp pstorage c <cluster_name> load-license 42

Quản lý số lượng bản sao dữ liệu 1. Xem thông tin số bản sao dữ liệu (replica) pstorage get-attr /pstorage/<cluster_name> 2. Để chỉnh số lượng bản sao dữ liệu ta dùng lệnh pstorage set-attr -R /pstorage/<cluster_name> replicas=<default_number_of_replica>:<minimum_number_of_replica> Trong đó: Default number of replica: là số bản sao dữ liệu mặc định (để hệ thống có tính năng HA bạn cần thiết đặt giá trị này tối thiểu là 2) Minimum number of replica: là số bản sao dữ liệu tối thiếu mà hệ thống cần duy trì. Nên thiết đặt giá trị này tối thiểu là 2 Giám sát hoạt động của hệ thống Cloud Storage Để giám sát hoạt động của hệ thống Cloud Storage, bạn gõ lệnh pstorage c <cluster_name> top Sau đó nhấn phím V để xem thông tin chi tiết 43

44

CHƯƠNG 5 Nâng cấp hệ thống Nâng cấp Paralells Cloud Server Để nâng cấp hệ thống Parallels Cloud Server ta tiến hành thực hiện các bước sau 1. Truy cập SSH vào tất cả các Hardware Node thuộc hệ thống Parallels Cloud Server 2. Trên từng Hardware Node thực hiện lệnh Yum update y 3. Kiểm tra phiên bản Paralells Cloud Server bằng cách truy cập vào trang quản lý PVA nhấn vào tên máy chủ Hardware Node xem phiên bản Parallels Cloud Server tại mục Virtualization Product 45

Nâng cấp PVA Management Node 1. Truy cập SSH vào container vừa tạo và tiến hành tải gói cài đặt PVA Management mới nhất tại đường dẫn http://kb.parallels.com/en/112297 2. Giải nén gói cập nhật vừa tải bằng lệnh 3. Tiến hành nâng cấp gói PVA Management Nâng cấp PVA Agent 1. Truy cập SSH vào các Node thuộc hệ thống Parallels Cloud Server và tải về gói cài đặt PVA Agent mới nhất tại http://kb.parallels.com/en/112297 46

2. Giải nén gói cập nhật vừa tải 3. Tiến hành nâng cấp gói PVA Agent 4. Kiểm tra phiên bản Paralells Cloud Server bằng cách truy cập vào trang quản lý PVA nhấn vào tên máy chủ Hardware Node xem phiên bản PVA Agent tại mục Automation Product 47